Danh sách nhận học bổng Phạm Trường Tân niên khóa 2013-2014

Danh sách nhận học bổng Phạm Trường Tân niên khóa 2013-2014

Khu vực Bình Định:  giám sát viên  Nguyễn Đức Hòa

Hoàng Trung Dũng

Đỗ Thị Cẩm Thu

Trương Thị Lệ Thu

Trương Thị Bích Hà

Đinh Văn Thạnh

Trần Ngọc Quân

(Còn tiếp)

Khu vực Quế Sơn: giám sát viên  Nguyễn Tấn Ái

Đặng thị Kim Tuyến
Đoàn Thị Hà
Hồ Công Phúc
Huỳnh Thị Hường
Nguyễn Ngọc Tuấn
Nguyễn Tấn Lê Khoa
Nguyễn Thị Bích Trâm
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Nguyễn Viết Phước
Tô Tự Thu Thảo
Trần Hữu Sơn
Trần Thị Tuyết Trinh
Trịnh Hoàng Long
Trương Thị Thu Hồng

Khu vực Thanh Chương: giám sát viên Đặng Anh Dũng

Bạch Thị Mai Linh
Lê Văn Đức
Lương Thế Kỷ
Lương Thị Hồng Mỵ
Lương Thị Tố Ngà
Nguyễn Doãn Bích
Nguyễn Doãn Trọng
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Thị Thương
Nguyễn Văn Đại
Phạm Thị Nhung
Phạm Thị Thơ
Trần Thị Trang
Trần Văn Sáng

Hội quán Đời Rất Đẹp; giám sát viên Nguyễn Thanh Tùng

Chưa có danh sách

Tiêu chuẩn nhận học bổng Phạm Trường Tân

____________________________BQN

Chương trình “Tình Thương và Thơ Ca 2013” – phạm lưu đạt

Chương trình “Tình Thương và Thơ Ca 2013”

Anh chị em mến,

Chương trình Tình Thương và Thơ Ca năm nay sẽ tổ chức theo từng tác giả có tác phẩm được bảo trợ bởi học bổng Phạm Trường Tân .

Những tác phẩm đã có giấy phép và đang tiếng hành in gồm có:

1. Văn Thơ Việt 4 – Bá Duy – Tuy Phước
2. Đọc Lại Lại Đọc – Nguyễn Tấn Ái – Quế Sơn
3. Niềm Thương Nhớ – Đàm Lan – Ban Mê Thuột
4. Chuồng Chuồng Tháng Chạp – Hà Diệp Thu – Quy Nhơn
5. Đôi Bờ Đông Tây – Một Mình – California
6. GÁc Chân Lên Cô Đơn – Trường Thiên An Vũ – Tam Kỳ
7. Nhớ Quê – Hàn Phong Vũ – SÀi Gòn
8. Cảm Nhận Văn Chương – Bá Duy – Tuy Phước

Ngày giờ và đĩa điểm sẽ do anh chị em tác giả quyết định và sẽ thông báo cùng anh em sau.

Riêng tác phẩm của anh Phù Sa cần thêm thời gian để chuẩn bị bản thảo

Tập Cẩm Nang Cho Người Khuyết Tật đến phút cuối phải rút lại vì không được giấy phép

Mọi yểm trợ của các nhà hảo tâm và sách bán trong đêm này sẽ được tặng lại cho các trung tâm xã hội do anh em tác giả chọn, một phần cho anh em Toàn Xương lo phần mạng một năm, lớp học Lê Quốc Hưng…

Danh sách bảo trợ của anh em trong chương trình này sẽ được đăng lên cùng ngày ra mắt sách. Tất cả anh em yểm trợ chương trình trên 150.00 sẽ nhận một bộ sách nêu trên. Sách có thể đến trể vì phải gởi qua California trước khi chuyển đi khắp nơi.

Thân
Phạm Lưu Đạt

bia Duc Hoa 2013

bia Tan Ai 2013

bia HPV 2013

bia Ba Duy 2013

bia dam lan 2013

gac chan

bia dbdt

BIA VTV4

Danh sách nhận học bổng Phạm Trường Tân niên khóa 2012-2013

Khu vực Quy Nhơn:

Đặng Lê Nhẫn – QN ( đóng hồ sơ)
Đỗ Thị Cẩm Thu – QN
Hoàng Trung Dũng – QN
Lê Trung Nghĩa – QN
Nguyễn Châu Mộng Nhi – QN
Nguyễn Mai – QN
Nguyễn Thị Lịch – QN
Nguyễn Thị Ngọc Ngân – QN
Nguyễn Thị Thanh Trúc – QN
Nguyễn thị Thùy Linh – QN
Nguyễn Tiến Hưng – QN
Trần Tấn Phát – QN
Trần Văn Tình – QN
Trương Thị Bích Hà – QN
Trương Thị Lệ Thu – QN

Khu vực Quế Sơn:

Đặng Thanh Sang – QS
Hồ Thị Ánh Nguyên – QS
Huỳnh thị Hoài Thương – QS
Lê Công Hiếu – QS
Nguyễn Ngọc Tuấn – QS
Nguyễn Thị Bích Trâm – QS
Nguyễn Thị Nga – QS
Nguyễn Thị Phước Vy – QS
Nguyễn Thị Thanh Hương – QS
Thái Thị Ngọc Lan – QS
Tô Tự Thu Thảo – QS
Trần Hữu Sơn – QS
Trần Tiểu Ly – QS
Trần Văn Tuấn – QS
Trịnh Quốc Tùng – QS
Võ Thị Huyền – QS
Võ Thị Thanh Giang – QS

Khu vực Thanh Chương :

Đinh Văn Nghĩa – TC
Đinh Văn Nhân – TC
Dương Đức Hiệu
Nguyễn Doãn Bích
Nguyễn Doãn Trọng
Nguyễn Thanh Thùy – TC
Nguyễn Thị Bính – TC
Nguyễn Thị Sen
Nguyễn Thị Thu
Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Trọng Hoạt
Nguyễn Trọng Linh
Nguyễn Văn Nam
Phạm Huỳnh Đức – TC
Trần Chí Anh – TC
Trần Thị Thu Hiền -TC
Khu vực Thanh Chương đã đủ số 18 em hs/ sv nhận học bổng niên khoá 2012-2013

Khu vực Sài Gòn – ĐRĐ:

Danh sách bảo trợ HB PTT niên khóa 2012-2013

Tiêu chuẩn nhận học bổng Phạm Trường Tân 2012 – 2013

________________________________________________________

Danh sách học sinh, sinh viên, cơ sở đặc biệt  nhận học bổng Phạm Trường Tân niên khóa 2012-2013
Tên học sinh – sinh viên khu vưc bảo trợ bởi tháng 9 tháng 10 tháng 11 tháng 12 tháng 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng 5
Đặng Lê Nhẫn – QN Tuy Phước PTT 200000 200000 200000 đóng hồ sơ
Đỗ Thị Cẩm Thu – QN QN PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Hoàng Trung Dũng – QN QN PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Lê Trung Nghĩa – QN Tuy Phước PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Châu Mộng Nhi – QN QN PTT 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Tuy Phước PTT 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Lịch – QN QN PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Ngọc Ngân – QN Tuy Phước PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Thanh Trúc – QN QN PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn thị Thùy Linh – QN QN PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Tiến Hưng – QN Phú Yên PTT 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000
Trần Văn Tình – QN An Nhơn PTT 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000
Trần Tấn Phát – QN QN PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trương Thị Bích Hà – QN Tuy Phước PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trương Thị Lệ Thu – QN Tuy Phước OTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
 
 
Đặng Thanh Sang – QS Q. Sơn PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Hồ Thị Ánh Nguyên – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Huỳnh thị Hoài Thương – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Hồ Tu Ân – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Lê Công Hiếu – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Ngọc Tuấn – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Bích Trâm – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Nga – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Phước Vy – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Thanh Hương – QS Q Sơn PTT 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Thái Thị Ngọc Lan – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Tô Tự Thu Thảo – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trần Hữu Sơn – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trần Tiểu Ly – QS Q Sơn PTT 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Trần Văn Tuấn – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trịnh Quốc Tùng – QS Q.Sơm PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Võ Thị Huyền – QS Q Sơn PTT 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Võ Thị Thanh Giang – QS Q Sơn PTT 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Đinh Văn Nghĩa – TC T. Chương PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Đinh Văn Nhân – TC T. Chương PTT 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Dương Đức Hiệu T. Chương PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Doãn Bích T. Chương Andy Vu 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000
Nguyễn Doãn Trọng T. Chương Andy Vu 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000 250000
Nguyễn Mạnh Dũng – TC Đăk Lăk PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thanh Thùy – TC Đăk Lăk PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Bính – TC T. Chương John 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Sen T. Chương PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Thu T. Chương PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Thị Yến T. Chương PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Trọng Hoạt T. Chương PTT 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000
Nguyễn Trọng Linh T. Chương PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Văn Nam T. Chương PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Phạm Huỳnh Đức – TC Đăk Lăk PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trần Chí Anh – TC Đăk Lăk PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trần Thị Hồng Hạnh – TC Đăk Lăk PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Trần Thị Thu Hiền -TC Đăk Lăk PTT 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000 300000
Doãn Dương Thủy Phương – ĐRĐ SG-ĐRĐ PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Nguyễn Chung Thảo – ĐRĐ SG-ĐRĐ PTT 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000 200000
Tên cơ sở / cá nhân đặc biệt
Hoàng Diệu Thuần 6000000
Thầy Lê Quốc Hưng Tuy Phước 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Bãi Xép 20000000 20000000 20000000 20000000 20000000 20000000 20000000 20000000
Tổng cộng 8500000 31900000 32500000 32500000 32500000 32500000 32500000 32500000 32500000
HB PTT năm 2012 (8600usd) 172000000 2500000 từ Quốc Hưng
Số tiền còn lại 163500000 131600000 99100000 69100000 36600000 4100000 -28400000 -60900000 -93400000
QN 0 3200000 3200000 3200000 3200000 3200000 3200000 3200000 3200000
QS 0 4200000 4400000 4400000 4400000 4400000 4400000 4400000 4400000
TC 2500000 3700000 4100000 4100000 4100000 4100000 4100000 4100000 4100000
DRD 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000 400000
Phân phối HB PTT
Học sinh đến lớp 12 200.000,00/ tháng
SV năm thứ 1 400.000,00/ tháng
SV năm thứ 2 300.000,00/ tháng
Gia đình 2 em hs và sinh viên tối đa nhận 400.000,00/ tháng
Trường hợp đặc biệt : em Doãn Bình và Doãn Trọng được Andy Vũ bảo trợ một năm trọn 12 tháng – tính từ tháng 7

hb 012013

Thông báo về Tập thơ mới của Nguyễn Hữu Thịnh (Hàn Tương Thi)

Thông báo về Tập thơ mới của Nguyễn Hữu Thịnh (Hàn Tương Thi)

Kính thưa cô bác, anh chị em và các bạn yêu Văn học Nghệ thuật nói chung và thơ nói riêng (của làng Phây phóc, blog cũng như ngoài đời thực)
Tập thơ nhỏ KHÚC MÙA của Hữu Thịnh mới in xong… số lượng sách có hạn và Tập thơ nhỏ chỉ vỏn vẹn 110 trang với 54 bài thơ nhưng chứa đựng rất nhiều những cung bậc cảm xúc, hình ảnh, trạng thái thể hiện những bức tranh về quê hương, về tình yêu cuộc sống .

Hữu Thịnh ý nguyện tổ chức một buổi “Ra mắt tập Khúc Mùa” với các bạn đọc yêu thơ trong và ngoài tỉnh,
nên Thịnh xin tặng 100 cuốn sách Khúc Mùa cho 100 bạn đọc và hi vọng bạn đọc hỗ trợ kinh phí tùy tâm để Nguyễn Hữu Thịnh có thể tổ chức được buổi ra mắt đó. Vẫn biết nghệ thuật là vô giá nhưng nguời biết thưởng thức nghệ thuật và tôn vinh nghệ thuật mới thật sự đáng trân trọng trong cuộc đời này. Rất mong chờ vòng tay yêu thương của bạn hữu gần xa chắp cánh cho thơ Hữu Thịnh bay cao và bay xa.
Trân trọng!
Hữu Thịnh

img_0032-2

(P/s: Các cô bác, anh chị em cùng các bạn thi hữu yêu quý VHNT thơ ca cũng như yêu quý và ủng hộ, cổ vũ sự nỗ lực phát huy tình thần thơ ca của Thịnh hãy nhanh tay đăng ký, ghi tên và địa chỉ để nhận sách bằng cách bình luân dưới Thông báo này hoặc inbox cho  Nguyễn Hữu Thịnh (Hàn Tương Thi) nhé!
Xin trân trọng).
================

TỰ KHÚC HẠ

Bước chân qua miền hạ nhớ
Thương mùa hơn thuở ngày thơ
Sỏi đá cô đơn tuổi lỡ
Ru đời rêu, cỏ dưới mưa

Dòng sông mòn mình cơn sóng
Như đời mẹ gánh đôi bờ
Đồng quê vào chiêm chim gióng
gọi. vàng bông lúa vàng mơ…

Bước chân qua miền hạ trắng
Tóc buồn loang khói lưa thưa
Mắt buồn loang chiều hương nắng
Rát lòng từng khúc ve khua

Thương em một thời xa vắng
Vầng trăng khắc khoải thâu mùa
Ôi! phượng thắp trời hoa thắm
Đốt tình xót thuở tình chưa…

Bàn chân lang thang mùa lỡ
Để hoang quầng mắt chân trời
Vẽ đôi vai gầy tóc gió
Nương hình cát bụi kiếp người

Chiều nay chở đầy kí ức
Chênh vênh nẻo hạ đi về
Bàn chân gọi mùa xanh giấc
Hạ ơi, thương gầy dáng quê.
15. 06. 2014

QUA CẦU DỢ* MỘT CHIỀU

Cánh Triều* vắt rẻo sông quê
Nhấp nhô mái xóm trôi về làng xa
Cỏ cây xanh thật mượt mà
Đan đầy tầm mắt chiều nhoà sương may

Dòng sông như dải lụa gầy
Níu vào chân ruộng để say cánh cò
Lúa vàng ươm nắng chiều thu
Nghe mùa vụ ấm lời ru ngập hồn

Chiếc cầu nhịp nối hai thôn
Nghiêng nghiêng chếch bóng hoàng hôn đi về
Ôi chiều! Một bức tranh quê
Đẹp như lòng Mẹ con về dịu êm.
22. 08/ 05. 10. 2017

KHAI MÙA
(Rượu Xuân)

Run run
chạm khẽ vào xuân
em và rượu
giữa cuộc trần
hoá thơ

Uống cho cạn…
mắt đợi chờ
chén mừng… nghiêng ngả
giữa mơ – thực mình

Nồng nàn xuân ý lung linh
thiều quang cánh én đưa tình rong chơi

Lối quê biếc cỏ bời bời
chiều quê ngọn lửa
thắp lời đoàn viên

Chén thơ…
rũ sạch tục phiền
bước chân chợt vấp
trong miền xuân êm

Kìa…
môi chạm dấu môi mềm
nghe xuân
vạn thuở dậy men
khai mùa.

21. 01. 2019
TIẾNG VẠC QUA TRỜI

Đêm trôi tiếng vạc qua trời
Hồn tôi tịch lạc ở nơi không mùa
Ngày mai nắng trải thềm trưa
Ai về thầm hát khúc mưa trên đồi

Bảo rằng cánh vạc đưa nôi
Mắt xanh trần thế hỡi người ru tôi
Nguyện mai trái đất đổi rời
Tôi – hành tinh nhỏ nụ cười cho em

Nghe sâu tiếng vạc tha đêm
Có gì huyễn hoặc trong miền hồ linh
Bóng ai như đoá dung tình
Bước vào tôi phía u minh không mùa.

14. 09. 2017

KHÔNG ĐỀ 1

Một khối yêu thương – tay trắng vời
Giá mà bán được cái đơn côi…
Thì anh sang trọng hơn hoàng Đế
Cưới cả mỹ nhân tận mấy đời.

2014

RÉT THÁNG BA

Vấn vương một nét tháng Ba
Tìm về lối cũ trắng nhoà mưa bay
Rét nàng Bân sắt se gầy
Khâu vào từng ngọn heo may níu trời

Nhớ người xa đến xa xôi
Mùa xuân nỗi nhớ bời bời nẻo xuân
Lội qua sương gió cho gần
Theo chim đo cánh phù vân mà về.

Bưởi hoa ngần trắng vườn quê
Tháng Ba rét ngọt đến mê mẩn lòng
Nghe buồn lớp sóng sang sông
Vàng ươm vạt cải trải ngồng cuối thôn

Biết bao mong nhớ dỗi hờn
Cứ rưng rức… cứ… chẳng cơn cớ gì
Biết bao lầm lỗi ra đi
Không về nhận… để được quỳ – hôn xuân

Ruổi rong duyên phận cuộc trần
Mấy ai không khỏi bâng khuâng nhân tình…
Tháng Ba cái rét thanh minh
Lòng quê sợi khói vương tình phố xa.
11. 03. 2018

H. T. T

Ký sự Mưa – H.T.T

KÝ SỰ MƯA

Những trận mưa
quê tôi ngập trắng đồng
những thửa ruộng vãi gieo mấm mạ,
vừa bón lân đạm lót,
vừa phun thuốc trừ cỏ
mưa chồng cơn mưa nuốt cả cánh đồng!

ngoi ngóp bờ cỏ xanh

Đồng Chùa quê tác giả.

lũ côn trùng đóng bè bấu víu
tiếng “cò kè” vẩn vang dan díucánh đồng ngập ngụa sấm và mưa

trời mù mịt dòng sông
đất cuồn cuộn dòng sông
mưa…
sân, vườn nước siết qua
bắc bục vịt gà
chạy lũ.

tin tức bão lũ
miền xa núi lở
xót thương…
lòng dân lửa đốt
cảnh người theo lũ chết

ngày trôi chậm đục ngầu…
nước ngập

“tháng Bẩy mưa gẫy cành trám”
chiếc cầu vồng không hiện ra
dân làng tôi đi qua bằng lòng chắc ẩn…
mùa mưa.

27. 07. 2018

by Hàn Tương Thi

Giá Mà Tháng Năm Biết Được – H.T.T

GIÁ NHƯ THÁNG NĂM BIẾT ĐƯỢC
(Tặng: H. Tr)

Con đường nội đông quê tác giả.

Giá tôi có thể cho em
Cả một mùa xanh trong vắt
Nụ cười như khi nắng mật
Dát trên sông đời dịu êm.

Giá tôi có thể cho em
Bao nhiêu là tôi thương nhớ
Ấp iu một đời như cỏ
Mềm bước chân em vào đời

Giá bao xa xôi cách trở 
Níu lại không gian bên người
Tôi thấy phương trời nơi đó
Là em môi, mắt rạng ngời.

Giá bao điều tôi vẫn ước
Sẽ thành hiện thực cho em
Trái tim sẽ thôi không nhức
Thương người thầm khóc trong đêm.

Bao nhiêu hương tình tôi ướp 
Hạ ơi! Tuổi đá dỗi hờn
Giá như tháng Năm biết được 
Em – Tôi tình nhớ khát mòn.

01. 06. 2018
H. T. T

Kiếp da vàng – thơ phạm lưu đạt

Kiếp da vàng

Tôi sẽ sống cho một đời nên sống
Không tranh đua nhưng không thể câm hèn
Tôi đang sống vì tôi cần sống
Khi quê hương tràn  ngâp đảng côn đồ
Mang chính nghĩa, ta dìm con sóng đỏ
Cho măng non thoát khỏi kiếp Cộng nô
Này bạn hỡi, nước nhà đang hấp hối
Nợ núi sông phải trả trước lâm chung.

Phạm Lưu Đạt

 

 

__________________________

Mẹ Khóc – Nguyễn Tấn Ái

MẸ KHÓC

Tôi tự hào về mẹ tôi, về bản lĩnh làm mẹ. Thật sự chị em tôi đã được mẹ dạy phải sống kiên cường như thế nào tự lúc nào mà không tự biết.
Cha mất để lại mẹ với sáu người con, một chị đã có chồng, em út tôi chỉ vừa lên 9 và mẹ mất sức sau nhiều trận đau băng huyết.
Không thật nhớ nhiều, chỉ nhớ mẹ lúc nào cũng giọt giọt mồ hôi, và cười rất to.
Từ ngày cha mất, trong câu chuyện với những người hàng xóm, mẹ như lí sự nhiều hơn. Cha tôi ngày xưa cũng rất hay lí sự.
Nếp sống trong gia đình không có gì thay đổi.
Cha là ông giáo, mẹ là nông dân.
Duy chỉ một lần mẹ khóc.
Sau ngày cha mất, chừng một tháng, tôi hãy còn là một đứa trẻ con, hay nghịch đùa, như cái sự mất cha chẳng là mất mát gì nhiều với tuổi thơ.
Đâu biết rằng chính cái tuổi ngây thơ ấy làm mẹ đau lòng nhiều lắm.
Mẹ cầm cây roi dọa đánh, tôi vọt chạy ra sau hè. Mẹ đuổi theo tôi. Mẹ vấp cây củi sau hè, bàn chân mẹ chảy máu. Và mẹ đã ngồi khóc. Tiếng khóc tấm tức, nghẹn ngào. Tôi thật lo sợ, không ngờ đã làm cho mẹ buồn thế.
Đến bây giờ tôi biết không phải tôi đã làm cho mẹ đau, cho mẹ buồn đến thế.
Mẹ khóc vì tiếng khóc tích tụ, vì đã bao lâu rồi, từ ngày cha đi, mẹ không có quyền được khóc.
Mẹ sợ tiếng khóc của mẹ sẽ làm vỡ bờ đê ngăn chắn sự đau thương yếu đuối. Mẹ sợ các con sẽ khóc to hơn khi nhìn mẹ khóc. Mẹ sợ cha đi rồi, mẹ khóc thì lấy ai dỗ các con. Mẹ ghìm tiếng khóc.
Và cái cây củi chắn ngang đường mẹ đã khơi đúng vào cái đau thương dồn chứa. Mẹ đa ngã quỵ đã vỡ òa đang khi mẹ sơ hở nhất, khi mẹ chưa vun đủ tinh thần chống chọi. Và mẹ đã khóc.
Trận chiến khốc liệt quá dài ngày khiến mẹ thất thủ, và mẹ đã khóc.
Là tiếng khóc của người vợ mất chồng, của người bệnh mất người chăm sóc, của người mẹ nhìn các con mồ côi, của người góa bụa cô đơn trong thời buổi cái đói rập rình, của người mẹ luôn kiêu hãnh phút chốc thấy mình yếu đuối lo cho các con thiếu cơm thất học…
Tiếng khóc mẹ nghẹn ngào tấm tức!
Duy một lần mẹ khóc. Rồi tôi lại thấy mẹ giọt giọt mồ hôi, tiếng cười sảng khoái, và rất hay lí sự.
Nề nếp trong nhà lại như xưa.
Chỉ khác một điều, chị ba khổ cực nhiều hơn. Chị là con gái lớn trong nhà khi chị hai đã có chồng.
Anh tôi vẫn nghịch ngợm.
Tôi vẫn chăm học và mít ướt.
Em tôi vẫn ham chơi trò bắn bi.
Sau này khi nhớ mẹ, tôi đã viết Chuyện mẹ tôi, trong câu chuyện chỉ có nụ cười.
Sau này nhớ em tôi, tôi viết Tết à ơi, trong đó đôi mắt em tròn trong như những hòn bi.
Mẹ đi xa lắm và lâu lắm rồi. Tôi chính thức mồ côi cả cha lẫn mẹ đã tròn mười năm rồi.
Mà mẹ vẫn còn ở với các con.
Chị hai giống mẹ ở cái tính tủi buồn thầm kín.
Chị ba giống mẹ ở giọt giọt mồ hôi. Và hay lí sự.
Chị bốn giống mẹ ở giọng cười sảng khoái.
Các con trai đều rất giống mẹ ở giọng cười. Ở cái tính chịu đựng
không thèm kêu rên. Ở niềm tự kiêu thầm lặng và rất dễ bị tổn thương.
Và không hề khóc.
Mẹ à, làm sao để giòng máu này y chang nguyên hình ở các cháu. Để các cháu của mẹ cũng can trường như mẹ? Khi mà gióng tầm mắt nhìn ra xa, chín mười năm nữa, đường đời thật mịt mờ.
Có cái mịt mờ nào như mẹ của con ngày xưa đâu, khi cha mải miết về trời, thưa mẹ!

Ngày thương các con và nhớ anh trai.
ĐC: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Tấn Ái
TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
ĐTDĐ: 0978749043

Kẻ lạ – thơ một mình

Kẻ lạ?

Một mai ta gặp nhau
Có ngượng ngùng lời thăm hỏi
Hay ngập ngừng bước chân qua
Kẻ lạ.

Tương tư này vẫn gieo mạ
Theo thời gian nhưng không mùa lúa chín
Vẫn vàng nỗi nhớ mênh mông
Nhìn mây trời tìm em

Ngày ta giữa đường chạm bóng
Còn có gì vướng nhau
Hay ta tìm nơi lẫn trốn
Giữa sa mạc đã chết rồi màu xanh

Đã bao lần tự hỏi
Gặp nhau rồi, tình có như không?

một mình – phạm lưu đạt
06/29/2016

 


Mắc bệnh ung thư dạng hiếm, nữ sinh lớp 7 chỉ còn da bọc xương – báo Dân Trí


Căn bệnh quái ác đã biến cô học trọ to khỏe, học giỏi ngày nào thành một cô bé nằm liệt giường, cơ thể chỉ còn da bọc xương...
Khi bạn bè, thầy cô đến thăm, cháu Võ Thị Cẩm Mỹ – học sinh lớp 7 trường THCS và THPT Trường Xuân (xã Trường Xuân B, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) bật khóc nức nở. Mẹ cháu Mỹ là chị Phạm Thị Nhàng đến dỗ dành: “Thầy cô, ban bè đến thăm con, mai mốt con hết bệnh rồi cũng đi học lại như các bạn. Con đừng khóc nữa, bệnh sẽ nặng thêm…! Nhìn mẹ con chị Mỹ ôm nhau khóc, nhiều người trong đoàn cũng sụt sùi nước mắt.

Lau vội nước mắt, chị Nhàng kể: đầu năm học vừa rồi, cẳng chân cháu Mỹ nổi lên một hạch nhỏ và đau. Thấy vậy gia đình chị Nhàng đưa Cẩm Mỹ đến Bệnh viện nhi đồng TP Cần Thơ khám thì các bác sĩ bảo bệnh ngoài da, không có vấn đề gì… Đến gần thi học kỳ 1, cái nhọt nổi ở cẳng chân tiếp tục đau, gia đình chị Nhàng đưa cháu Mỹ đến Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ khám. Lúc này các bác sĩ chuyển Cẩm Mỹ qua Bệnh viện Ung Bướu TP Cần Thơ. Tại đây, bác sĩ yêu cầu gia đình cho mổ sinh thiết để xét nghiệm nhưng cha cháu Mỹ không đồng ý và đưa cháu Mỹ về nhà uống thuốc nam.

xem tiếp trang báo Dân Trí

________________________

Duytduy chuyển tin

Nụ sầu đau – thơ một mình

Nụ sầu đau

Anh và em đâu còn gì che giấu
Nụ hôn đầu đã khai phá lòng nhau
Từng sợi tóc chảy dài qua vai rộng
Mắt em cười in bóng mãi ngàn sau.

Môi tìm môi, gởi trao từng hơi thở
Tay tìm tay, run rẩy ngón ngắn dài
Ta đã biết vẫy vùng trong tội lỗi
Là ngày mai hai lối chở đau thương

Ta hôn mê vào vũng lầy định mệnh
Giây phút này đã chớm nụ sầu đau
Vội vã cho nhau, ngày là quá ngắn
Quay gót đi, mang cả biển tình. Sầu

một mình – phạm lưu đạt
06/05/2016


Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật – Zing

Sống một mình trong căn phòng trọ nhỏ ở Hà Nội, nỗi cô đơn và ám ảnh bệnh tật luôn trực chờ nhưng nữ nhà văn Phương Nhung quyết định thôi ngồi khóc lóc, đứng lên theo đuổi đam mê.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 1

Chị Trần Phương Nhung (sinh năm 1983, quê Nam Định) là “công dân chính thức” của xóm chạy thận, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Năm 18 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, cánh cửa cuộc đời như đóng sầm lại trước mặt chị khi phải vào viện cấp cứu vì bệnh viêm cầu thận mãn và suy thận.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 2

Có những lúc chị tưởng như chỉ còn chờ chết khi bệnh rất nặng, thiếu máu, độc tố lên cao. May mắn, người phụ nữ 33 tuổi được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hậu thuẫn, động viên, đồng thời bản thân chị cũng quyết tâm để giành giật sự sống. Tử thần đã không thể mang chị đi, nhưng cơ hội để sống, làm việc như một người bình thường đã không còn.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 3

Lúc mới phát hiện bệnh, việc thay thận ở Việt Nam chưa phổ biến, chị muốn phẫu thuật phải sang Trung Quốc với chi phí rất cao. Còn bây giờ, sau 13 năm chạy thận, phủ tạng đã suy, việc thay thận không còn giải quyết được vấn đề như trước. Giờ đây, chị không thể đi đâu xa do mỗi tuần 3 lần phải vào Bệnh viện Bạch Mai lọc máu. Ngay cả việc đơn giản như ăn cơm trưa, nữ nhà văn cũng phải thực hiện trên giường bằng tay trái.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 4

Trước đây, chị ở chung phòng với hàng chục bệnh nhân. Thời gian này, với sự giúp đỡ của gia đình, chị được ra ở phòng riêng để có thể dưỡng bệnh tốt hơn và có điều kiện theo đuổi đam mê của mình.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 5

Chị Nhung chia sẻ: “Với một người mắc bệnh thận lại sống một mình, nỗi cô đơn và ám ảnh bệnh tật luôn trực chờ. Cuộc sống buồn nhiều hơn vui. Vì thế, mình phải tiết kiệm, chắt chiu những niềm vui nho nhỏ để đưa vào ngân hàng hạnh phúc”.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 6

Bị bệnh từ năm 18 tuổi, gia đình phải vất vả để có tiền giành lấy sự sống, chị không muốn sinh con, bởi ngày nay trời sinh voi nhưng không sinh cỏ nữa. Chị bằng lòng với việc những cô bé, cậu bé hàng xóm cứ mỗi chiều chạy sang nhà chơi.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 7

Từ những câu chuyện vui nho nhỏ mỗi ngày, từ những trải nghiệm đau đớn của bản thân, chị bắt đầu viết nhật ký. Có lần, một người bạn lén lấy 5 bài trong nhật ký để gửi đăng báo. Cả 5 bài ấy đều được đăng. Chị sung sướng như tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Chị lao vào viết, viết hăng say bởi người bình thường có 50 năm để làm việc mình mong muốn, còn người suy thận chỉ có khoảng 20 năm mà thôi.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 8

Mỗi khi chạy thận trở về, khi cánh tay vẫn còn băng bó, chị lại viết say mê. Và khi gia tài văn chương ngày một nhiều lên, chị đã ra được cuốn sáchĐiều kỳ diệu quanh ta (2014) và chuẩn bị ra tiếp cuốn Những trái tim đẹp nhất.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 9

Qua việc ra sách, chị quen được rất nhiều người tốt, nhận được nhiều lời động viên và những sự giúp đỡ. Mặt khác, chị cũng có cơ hội nhiều hơn để giúp những người khác. Hai tuần gần đây, khi thấy 2 bệnh nhân chạy thận nghèo không có tiền thuê trọ, phải ngủ lại trên ghế ở Bệnh viện Bạch Mai, chị đã mời họ về nhà, trải giường gấp và sắm thêm cái quạt.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 10

Không những thế, kể từ năm 2012, nhà văn suy thận đứng lên tổ chức nấu cơm từ thiện cho các bệnh nhân thuộc khu lưu trú bệnh nhân nghèo của Bệnh viện Bạch Mai. Kinh phí thực hiện khoảng 6 triệu đồng/tháng, do các bạn học cùng khoá với chị tại trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) đóng góp.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 11

Một người bạn học cùng khoá 1998-2001 với chị chia sẻ: “Nhung bệnh tật, phải chạy thận, vẫn giúp được nhiều người. Mình khoẻ mạnh, bình thường, kiếm tiền ổn lại không giúp đỡ gì thì coi sao được”. Vì thế, cứ hai tuần một lần, chị Nhung lại cùng các thành viên câu lạc bộ “Dấu chân tuổi trẻ” nấu cơm từ thiện cho 200 bệnh nhân.

Cuộc sống của nữ nhà văn bị ám ảnh bệnh tật - ảnh 12

Cũng là người bệnh nên mình càng hiểu rõ nỗi khổ, sự khó khăn của bệnh nhân chạy thận. Vì thế, giúp được họ dù chỉ là đỡ tiền mua một suất cơm chiều cũng là một niềm vui không gì đong đếm được”, chị Phương Nhung chia sẻ.

]Nguồn Zing
Duytduy chuyển tin

 

Hà Nội Nhớ Và Em – H.T.T

 

(Viết cho nỗi nhớ tháng sáu)

13516686_1814188225469710_8187781609200588833_n

Chợt thấy nhớ Hà Nội

Như nhớ một người xa

Chừng vơi mấy hạ qua

Không lần tin trở lại

Chao ôi! sao mà nhớ

Nhớ chiều nay thật buồn

Mắt em tràn niệm cũ

Thắt tim anh nhịp hờn.

Muốn chạy về Hà Nội

Tìm một chiều chưa quên

Gọi tên nhau chật phố

Uống gió hồ dậy men

Dẫu cạn mùa hoa hạ

Vẫn cháy nồng, mong manh

Cháy đường Thanh Niên* nhớ

Cháy mưa hồng long lanh.

Nhớ chật đầy niềm anh

Chén cô đơn nhấp cạn

Ơi người! xa mơ khát

Có nhớ mong Hà Thành?.

22. 06. 2016

Hàn Tương Thi

 

* Chú thích: Là tên con đường ở ven Hồ Tây, TP-Hà Nội.